Quay lại

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh tại quê nhà

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh tại quê nhà ở thôn Nam, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế được khánh thành ngày 7.4.2012 và được nâng cấp, sửa chữa vào năm 2020.

 

Thư viện được xây dựng trên khuôn viên đất cạnh nhà thân sinh của đại tướng Lê Đức Anh. Đây là nơi người dân, học sinh, sinh viên đến đọc sách, báo, sinh hoạt chính trị, văn hóa, văn nghệ, luyện tập thể dục, thể thao góp phần nâng cao kiến thức, giáo dục đạo đức, lối sống đẹp và nâng cao sức khỏe, tinh thần.

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh có khoảng 4.000 cuốn sách thuộc các lĩnh vực chính trị, lịch sử, nhân vật, văn học, nghệ thuật, triết học, địa lý, y học... Thư viện còn trang bị máy tính, wifi để phục vụ nhu cầu đọc sách điện tử, chuyên đề (tại địa chỉ: thuvienleducanh.vn)... Nhà thư viện được xây dựng theo phong cách nhà rường Huế với 3 gian nhà và các tủ sách bằng gỗ.

Khuôn viên thư viện với cây xanh, thảm cỏ, hồ sen là không gian lý tưởng để đọc sách, báo và các sinh hoạt văn hóa khác.

Nét đặc biệt của thư viện là cột mốc chủ quyền Việt Nam được dựng lại giống như cột mốc tại Trường Sa năm 1988. Bên cạnh cột mốc lịch sử này, đại tướng Lê Đức Anh đã đọc lời thề Trường Sa vang vọng đất nước.

Đại tướng Lê Đức Anh sinh năm 1920 tại làng Trường Hà, xã Phú Gia, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế; quê quán làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa - Thiên Huế. Ông mất năm 2019.

Đại tướng Lê Đức Anh là người chỉ huy quân sự tài ba, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, dạn dày kinh nghiệm trận mạc, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả. Đại tướng Lê Đức Anh là một trong số rất ít người lính đã đi đến kết thúc của cả 4 cuộc chiến tranh (2 cuộc chiến giải phóng dân tộc và 2 cuộc chiến bảo vệ đất nước).

Tham gia cách mạng, trưởng thành trong quân đội, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng, trong đó, làm Bộ trưởng Quốc phòng (từ 1987). Đến ngày 23.9.1992, Quốc hội khóa IX đã bầu đại tướng Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước, cho đến tháng 12.1997.

Đại tướng Lê Đức Anh là người mở đường bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Ông có nhiều đóng góp cho tiến trình thúc đẩy để Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28.7.1995. Chủ tịch nước Lê Đức Anh là người đề xuất và ký Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"…

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh tại quê nhà- Ảnh 1.
 

Cổng vào thư viện đại tướng Lê Đức Anh. Hôm chúng tôi đến thăm là mùng 1 tết Giáp Thìn 2024, thư viện vẫn mở cửa để tất cả mọi người có thể đến thăm

ĐÌNH PHÚ

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh tại quê nhà- Ảnh 2.

Cột mốc chủ quyền Việt Nam được dựng lại giống như cột mốc tại Trường Sa năm 1988. Cột mốc ở vị trí bên trái, tính từ cổng chính đi vào thư viện

ĐÌNH PHÚ

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh tại quê nhà- Ảnh 3.

Lối vào thư viện

ĐÌNH PHÚ

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh tại quê nhà- Ảnh 4.

Sảnh chính thư viện

ĐÌNH PHÚ

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh tại quê nhà- Ảnh 5.

Nhà thư viện được xây dựng theo phong cách nhà rường Huế

ĐÌNH PHÚ

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh tại quê nhà- Ảnh 6.

Bàn thờ Bác Hồ ở chính giữa, vị trí trung tâm của thư viện

ĐÌNH PHÚ

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh tại quê nhà- Ảnh 7.

Không gian tưởng nhớ đại tướng Lê Đức Anh tại thư viện

ĐÌNH PHÚ

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh tại quê nhà- Ảnh 8.

Hình ảnh hoạt động cách mạng của đại tướng Lê Đức Anh được chọn lọc bài trí trên các bức tường xây bằng gạch thẻ của thư viện

ĐÌNH PHÚ

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh tại quê nhà- Ảnh 9.

Thư viện có khoảng 4.000 cuốn sách thuộc các lĩnh vực chính trị, lịch sử, nhân vật, văn học, nghệ thuật, triết học, địa lý, y học...

ĐÌNH PHÚ

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh tại quê nhà- Ảnh 10.

Thư viện còn trang bị máy tính, wifi để phục vụ nhu cầu đọc sách điện tử, chuyên đề

ĐÌNH PHÚ

Thư viện đại tướng Lê Đức Anh tại quê nhà- Ảnh 11.

Sảnh đọc sách, báo tại thư viện

ĐÌNH PHÚ


Thư viện Đại tướng Lê Đức Anh, Lê Đức Anh