Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm biên soạn về Văn học Việt Nam thế kỷ XX được xuất bản dụng ý của những soạn giả và các nhà xuất bản là muốn sưu tầm, hệ thống hóa và bước đầu thẩm định, phân tích, xếp loại nhũng sáng tác của các nhà văn trong một thế kỷ đã cho ra đời những đứa con tinh thần của mình.
Công việc này, xét đến ngọn nguồn của sự nghiêm chỉnh trong học thuật quả tình là không đơn giản. Trở ngại đầu tiên là quan niệm về thể loại, và tiêu chí xếp loại. Thứ đến là giới hạn của thời gian, điểm dừng của sự chọn lựa, sưu tầm.
So với lịch sử phát triển Văn học chử viết từ khởi thủy đến nay, Văn học Việt Nam thế kỷ XX đã có những thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là thời kỳ 1930-1945. Trên văn đàn xuất hiện nhiều tác phẩm, tác giả của đủ loại khuynh hướng sáng tác và tư tưởng. Đó là thời kỳ nở rộ của văn, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự... với nhiều phong cách khác nhau. Văn học Việt Nam những năm sau đó tiếp tục xuất hiện nhiều tác giả mới.
Riêng lĩnh vực văn xuôi, hẹp hơn nữa là các tác phẩm văn xuôi lãng mạn cũng đã góp phần làm sinh sắc, tươi mới và phong phú cho vườn văn học nước nhà. Sự phong phú ấy không chỉ nhìn ở khối lượng tác phẩm mà còn thể hiện ở đặc điểm riêng trong phong cách sáng tạo của nhà văn.
Chẳng hạn, đọc các tác phẩm văn xuôi của Xuân Diệu, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh... những nhà văn đã khắc họa bao nhiêu mảnh đời, thân phận con người bằng một lối viết rất riêng, vừa chi tiết, cụ thể, vừa sắc nét mà lại tình cảm nhẹ nhàng, như gió thoảng. Giới phê bình có người xếp họ là nhà văn hiện thực, là nhà văn lãng mạn; có ý kiến lại xem đấy là phong cách sáng tác hiện thực - trữ tình...
VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM 1887-2000 (TẬP II (1933-1945)) - QUYỂN 1
Tác giả: | Hữu Nhuận (chủ biên) - Hoàng Lại Giang - Cao Thị Xuân Mỹ - Trần Thị Mai Nhân - Nguyễn Văn Được |
Nơi xuất bản: | TP Hồ Chí Minh |
Nhà xuất bản: | Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh |
Năm xuất bản: | 2005 |
Lĩnh vực: | Văn học |
Số trang: | 671 |