U Minh cá đồng và thủy tộc

U MINH CÁ ĐỒNG VÀ THỦY TỘC

Tác giả: Anh Động
Nơi xuất bản: TP Hồ Chí Minh
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thanh Niên
Năm xuất bản: 2006
Lĩnh vực: Khoa học chính xác
Số trang: 116
Lượt xem: 1

Giới thiệu

Vùng đất tây sông Hậu có khoảng 21.000 km. Đầu thế kỷ XX, người ta gọi “miệt u minh” hoặc “cõi u minh” (viết không hoa) là một khu đất nằm cặp phía Tây - Tây Nam, chiếm hết phân nửa diện tích ấy. Sau năm 1945, từ “rừng” mới xuất hiện. Rừng U Minh trở thành tên riêng. Bấy giờ rừng U Minh chỉ còn nằm trọn trong địa bàn của tỉnh Rạch Giá và Cà Mau. Rừng là vùng hoang vu để phân biệt với các khu vực ruộng vườn dân cư đang lấn áp nó. U Minh là rừng đầm lầy nhiệt đới, với hai dạng: rừng sác bãi bùn ngập mặn ven biển và rừng độn đất xốp bên trong, chiếm đại đa số là giống cây đước và cây tràm. Trên vùng đất này có lịch sử khai phá đối với lớp người đương đại khoảng 350 năm. Hồi ông Mạc Cửu đến đây (1674), thì đã có một số cụm dân cư đến trước ở rải rác. Tháng 8 năm 1708, sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, họ đã hoàn chỉnh 7 cụm dân cư có tổ chức hành chính khá chặt chẽ. Với bản lĩnh của mình, lưu dân Việt Nam đã làm nên một kỳ tích không phải chỉ ở quá trình mở mang bờ cõi mà còn để lại đậm nét văn hóa trong công cuộc chinh phục khu rừng nầy. Cùng với biến thiên lịch sử, con người chinh phục thiên nhiên , nét văn hóa ấy càng tỏ ra đặc sắc, …

Cùng lĩnh vực