Từ điển phương ngữ Tiếng Việt

TỪ ĐIỂN PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT

Tác giả: Phạm văn Hảo
Nơi xuất bản: Hà Nội
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm xuất bản: 2009
Lĩnh vực: Văn học
Số trang: 468

Giới thiệu

1. Phương ngữ học (dialectology) là một bộ môn nghiên cứu của ngôn ngữ học, ra đời từ khá sớm, lấy các biến thể khu vực của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cúu. Thuật ngữ này, do vậy thường gắn với ngôn ngữ học địa lí (geogiaphical linguistics), bởi chúng ta thường nói tới "phương ngữ khu vực” (regional dialect) hay "phương ngữ lãnh thổ' (territorial dialect). Trên thực tế, từ phương ngữ còn dùng để' chỉ "phương ngữ xã hội" (social dialect hay sociolinguislic dialect). Riêng trong tiếng Nga, từ này còn dùng để gọi một lĩnh vực khác có tên (chuyển tự) là "profesionarnyj dialect", ta dịch là "phương ngữ nghề nghiệp". Ở tiếng Việt, khi nói đến phương ngữ học, người ta chỉ nghĩ đến ý nghĩa đầu tiên là phương ngữ lành thổ hoặc phương ngữ khu vực mà thôi.
Trong phương ngữ học, có hai thuật ngữ cơ bản để chỉ ra sự đa dạng của ngôn ngữ trên lãnh thổ, trước hết là với mức độ rộng, hẹp tương đối khác nhau, đó là phương ngữ (dialect) và thổ ngữ (patois hoặc subdialect). Nếu như thổ ngữ để chỉ biến thể ngôn ngữ trong một giới hạn lãnh thổ hẹp như làng, xà, huyện,... thì phương ngữ bao quát một vùng, miền rộng lớn hơn. Đó là những cách hiếu thông thường có tính chất truyền thống, điều mà ta có thể dễ dàng tìm thấy trong bất kì một tài liệu nào như giáo trình, chuyên luận, luận văn hoặc các từ điển,... Tuy nhiên, khi sử dụng lâu rồi thành quen, người ta cũng không chú ý đến một sự vi phạm logic khác, đó là cách diễn đạt kiểu phương ngữ Sơn Tây thuộc/nằm trong phương ngữ Bấc (Bắc Bộ), phương ngữ Nghệ Tĩnh thuộc/nằm trong phương ngữ Trung Bắc (Bắc Trung Bộ). Cái lối nói trực chí "phương ngữ nằm trong phương ngữ" là cách diễn đạt tương đối, thường gặp có lẽ nên được thay bằng cách nói "tiếu phương ngữ/thứ phương ngữ" nghe có vẻ hợp lí hơn, nhưng hầu như chuyện này ở ta chưa một lần dược thảo luận cẩn thận...

Cùng lĩnh vực