Thứ 6, Ngày 9/5/2025 03:06:51
LÝ THUYẾT NGỮ PHÁP HÓA VÀ THỰC TRẠNG NGỮ PHÁP HÓA MỘT SỐ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
Tác giả: | Trần Thị Nhàn |
Nơi xuất bản: | Hà Nội |
Nhà xuất bản: | Nhà xuất bản Khoa học Xã hội |
Năm xuất bản: | 2009 |
Lĩnh vực: | Văn học |
Số trang: | 255 |
Giới thiệu
Khi phân tích những vấn đề thuộc hệ thống ngữ pháp, nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ “ngữ pháp hóa” như một khái niệm tiên định mà không có sự giải thích nội dung khái niệm. Trong ngôn ngữ học cấu trúc, ngữ pháp hóa được coi là một thuộc tính của bản thể có liên quan đến sự thay đổi và phát triển của ngôn ngữ. Lý thuyết ngữ pháp hóa là một xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ học, được xây dựng chủ yếu trên ngữ liệu của các ngôn ngữ có hình thái học phát triển, nơi mà mỗi một sự thay đổi ý nghĩa đều được thể hiện trên bề mặt ngữ âm. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của loại hình học ngôn ngữ, ngôn ngữ học chức năng, ngữ dụng học, việc nghiên cứu ngữ pháp hóa đã được mở rộng đến các ngôn ngữ thuộc nhiều loại hình, vói các cách tiếp cận, các bình diện nghiên cứu khác nhau. Ngữ pháp hóa không chỉ là những vấn đề có quan hệ với sự thay đổi và phát triển ngôn ngữ mà còn là những vấn đề có liên quan đến loại hình học, ngữ dụng học và tiếp xúc ngôn ngữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong tiến trình ngữ pháp hóa có sự tác động và tương tác của các yếu tố bên trong và cả các yếu tố bên ngoài hệ thông ngôn ngữ. Đặc biệt, ngữ- pháp hóa không chỉ được nghiên cứu theo quan điểm lịch đại truyền thông mà bây giờ còn được tiếp cận theo quan điểm đồng đại. Nghiên cứu ngữ pháp hóa đã trở thành một công việc cần thiết khi miêu tả ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể...