Các vị thần thời Ngô Quyền đến Tiền lê -Tập 7

CÁC VỊ THẦN THỜI NGÔ QUYỀN ĐẾN TIỀN LÊ -TẬP 7

Tác giả: Vũ Thanh Sơn
Nơi xuất bản: Hà Nội
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân
Năm xuất bản: 2011
Lĩnh vực: Địa lý, lịch sử và các khoa học phụ trợ
Số trang: 231
Lượt xem: 1

Giới thiệu

Theo truyền thuyết, đất nước ta khởi nguồn từ đời vua sáng lập là Kinh Dương Vương, tiếp đó là các vua Hùng. Ngay từ thời kỳ dựng nước thì các minh quân, các anh hùng hào kiệt đã ra công khai sơn, phá thạch, chinh phục thiên tai, diệt trừ ác thú để mồ mang bờ cõi. Đồng thời với việc mở nước, các triều đại còn lãnh đạo quân dân chống ngoại xâm cho tới năm 179 trước Công nguyên, An Dương Vương để mất nước vì gian kế của Triệu Đà.
Từ đó, nước ta luôn có các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm. Năm 40, Trưng Trắc, Trưng Nhị khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, giành quyền độc lập rồi xưng vương. Nầm 248, Bà Triệu khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Ngô. Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổigiặc Lương ra khỏi bờ cõi, đặt tên nước là Vạn Xuân, xưng là Nam Việt Đế. Năm 545, Lý Nam Đế thất trận, giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Năm 548, Triệu Quang Phục lấy lại được nước đặt hiệu là Triệu Việt Vương. Năm 603, Lý Phật Tử để mất nước vào tay nhà Tùy, Đường, Lương, Nam Hán. Trong thời này đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa Lý Tự Tiên - Đinh Kiến, Khương Công Phụ, Dương Thanh, Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791), Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ.
Cuối năm 938, Ngô Quyền đánh tan sự can thiệp của vua Nam Hán, xưng vương mở ra thời kỳ độc lập tự chủ vĩnh viễn cho đất nước. Tiếp đó Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Lê Đại Hành đập tan cuộc xâm lược của nhà Tống vào năm 981. Nhà Lý kế nghiệp nhà Tiền Lê đã lập chiến công vang dội phá Tống - bình Chiêm, trong đó có những chiến công phá Tông năm 1075. Nhà Trần ba lần đại thắng quân Nguyên - Mông vào các năm 1258, 1285, 1288. Năm 1400, giặc Minh sang xâm lược, nhà Hồ bị thất bại nhưng nhiều cuộc khởi nghĩa nô ra; đến năm 1427, Lê Lợi khôi phục được bờ cõi. Dân tộc ta không thể quên chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).Năm 1858, khi quân Pháp đánh phá Đà Nang thì những người yêu nước trong triều đình đã sát cánh cùng các sĩ phu và nhân dân chống Pháp.
Nhìn lại lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, bất cứ thời thịnh hay suy, đất nước vẫn xuất hiện những anh hùng hào kiệt đã dâng hiến trọn đời mình cho non sông, được truyền tụng trong nhãn dân qua các ngọc phả, thần tích từ đời này sang đời khác. Để ghi nhớ công ơn trời biển đó, các triều đại đều có sắc phong, suy tôn các vị là "Bách thần đất Việt", "Bách thần sông núi", đưa vào thờ ồ các Võ Miếu, Văn Miếu, Y Miếu. Nhân dân củng lập đền, miếu, đình, nghè thờ phụng quanh năm không ngớt khói hương. Gạn lọc các yếu tố có tính chất mê tín dị đoan, thì đây chính là tài sản vàn hóa tinh thần của dân tộc. Với bộ sách Bách thần đất Việt, chúng tôi lần lượt giới thiệu các vị thần có công với dân, với nước từ thuở sơ khai dựng nước, góp phần giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về truyền thống dân tộc Việt Nam củng như thân thế, công đức các vị thần của đất nước.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã rất cố gắng trong sưu tầm tư liệu và xác minh tính chính xác, nhưng do điều kiện thời gian, nguồn tư liệu từ nhiều địa phương lại được truyền qua nhiều đời, nên cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến để cuốn sách thêm hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng giới thiệu với bạn đọc!

Cùng lĩnh vực