Quan hệ Việt Nam - Cu Ba: Sáng ngời tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản
Tấm lòng đó được thể hiện qua câu nói nổi tiếng của Fidel Castro: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Vượt qua những khó khăn, thử thách của chiến tranh, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), cách mạng Việt Nam và Cuba phải đối mặt vói muôn vàn khó khăn do chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ. Tuy nhiên, với mối quan hệ thủy chung vốn có, hai dân tộc vẫn trước sau như một, như Chủ tịch Fidel Castro từng khẳng định: “Quan hệ giữa chúng ta ngày càng tốt đẹp, phải nói rằng chưa bao giờ có chuyện không vui giữa chúng ta. Quan hệ giữa Cuba và Việt Nam là quan hệ tốt nhất, còn cao hơn quan hệ hữu nghị và nói chung là quan hệ gia đình, chúng ta là anh em trong những giờ phút khó khăn nhất. Còn hiện nay, chúng ta là những người anh em ruột thịt”.
Sự gắn kết thủy chung, son sắt giữa hai dân tộc được đánh dấu bằng sự kiện ngày 2/12/1960, Cuba và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đây, mối quan hệ toàn diện giữa hai nước không ngừng được củng co và phát triển.
Trong những năm Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở Cuba đã hình thành phong trào Nhân dân Cuba đoàn kết, ủng hộ sự nghiệp cách mạng của Nhân dân Việt Nam. Phong trào đó “Giống như những dòng sông nhỏ, phát sinh từ những vùng đất xa nhau và trong một thời gian dài phải trải qua bao thác ghềnh... để rồi cho đến một ngày kia chúng nhập vào dòng sông lớn và hùng vĩ của cách mạng xã hội chủ nghĩa”.
Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa đã làm cho những người cộng sản Việt Nam và Cuba xích lại gần nhau hơn thông qua những chuyên thăm cấp cao giữa hai đảng, hai chính phủ. Từ ngày 29 đến ngày 31/10/1966, Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Cuba do Tổng thống Osvaldo Dorticos Torrado dẫn đầu thăm hữu nghị Việt Nam. Trải qua 7 phiên họp, hai bên đã chia sẻ cho nhau những chủ trương, đường lối chiến lược, sách lược rất cơ bản của cách mạng hai nước. Đặc biệt là chuyến thăm của Thủ tướng Fidel Castro tới tuyến lửa Quảng Bình, Quảng Trị (9/1973). Tại đây, khi tận mắt chứng kiến những hậu quả chiến tranh, sự tàn phá ác liệt của bom đạn Mỹ, Fidel Castro đã trăn trở phải làm cái gì đó cho Việt Nam. Ông xúc động: “Làm sao có thể biện bạch cho những tội ác đó? Làm sao có thể giải thích rằng chúng đã rải trên khắp cánh đồng Việt Nam những quả mìn giết người ở những nơi mà dù đứng ở góc độ nào hoặc phương diện nào mà xét thì những chỗ đó cũng không hề là mục tiêu quân sự... Ông khẳng định: “Tình đoàn kết của chúng ta, sự ủng hộ của chúng ta, niềm tin của chúng ta đối với Nhân dân Việt Nam và ban lãnh đạo Việt Nam là vô điều kiện và tuyệt đối”. Ngày 17/9/1973, Việt Nam - Cuba ra Tuyên bố chung thể hiện sự nhất trí giữa hai Đảng, hai Nhà nước, theo đó Nhân dân Cuba kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh của Nhân dân Việt Nam trong giai đoạn mới. Sau chuyến thăm Việt Nam, tinh thần, tư tưởng của đồng chí Fidel Castro đã truyền cảm hứng và tác động mạnh mẽ tới Nhân dân Cuba, tạo ra hoạt động ngoại giao Nhân dân giữa hai nước phát triển, trở thành phong trào đoàn kết hữu nghị, ủng hộ và giúp đỡ nhau hết sức có hiệu quả, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước. Cuba dành hẳn một kênh của đài phát thanh phát chương trình tiếng Anh (6 buổi/ tuần) để tuyên truyền cho Nhân dân khu vực Bắc Mỹ và vùng biển Caribê hiểu rõ bản chất cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ. Trong những năm chiến tranh, Cuba đã tặng Việt Nam nhiều mặt hàng thiết yếu như thuốc chữa bệnh, đường, bông nhân tạo, dây thừng (Henne quen) để neo đậu tàu, thuyền (mặt hàng rất quý hiếm lúc bấy giờ). Nếu không có nguồn viện trợ này, Việt Nam sẽ phải bỏ ra một lượng ngoại tệ khá lớn để mua từ các nước tư bản.
Bên cạnh sự giúp đỡ bằng vật chất, Cuba còn đưa hàng trăm bác sĩ, kỹ sư, công nhân cùng nhiều máy móc hiện đại sang giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng như bệnh viện, trường học, bưu điện, đường sá, nông trường... Nhiều đoàn cán bộ cấp cao và chuyên gia quân sự Cuba sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Đã có những bác sĩ Cuba anh dũng hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ cứu chữa thương, bệnh binh ở chiến trường. Những con tàu Cuba bất chấp bom đạn và phong tỏa của Mỹ vẫn mang hàng cứu trợ tới Việt Nam, trong đó nhiều thủy thủ Cuba đã anh dũng hy sinh. Cuba còn giúp Việt Nam phát triển khoa học kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp như chăn nuôi bò sữa và gà công nghiệp. Sự giúp đỡ của Cuba đối với Việt Nam hoàn toàn vô tư, trong sáng trên tinh thần phát huy lợi thế của Cuba để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của Việt Nam. Thậm chí có lúc Cuba đã viện trợ quá khả năng của mình. Trong giai đoạn 1961 - 1975, Cuba viện trợ giúp ta là chính. Thực tế, Cuba đã nhiều lần xóa nợ mậu dịch cho Việt Nam.
Sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Cuba đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là vô cùng quý giá. Đáp lại tình cảm của Nhân dân Cuba, đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn đối với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Cuba anh em, đồng chí Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã thăm chính thức Cuba (7/1972) và sau đó là chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (3/1974). Những chuyến viếng thăm cấp cao của đại diện Đảng, Chính phủ hai nước là những mốc quan trọng trong quá trình phát triển mối quan hệ, để hai nước thống nhất về quan điểm, lập trường, tích cực ủng hộ nhau tại các diễn đàn trong nước, khu vực và quốc tế... đồng thời thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng toàn diện.
Sau khi Việt Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) và bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH, Cuba vẫn chịu sự bao vây, cấm vận cùa Mỹ. Mặc dù vậy, vượt lên bao khó khăn, tình đồng chí, anh em của những người vô sàn lại tiếp tục được vun đắp trong những điều kiện, hoàn cảnh mới. Đảng, Chính phủ và Nhân dân hai nước luôn xác định mối quan hệ chính trị tốt đẹp, thủy chung, trong sáng là tài sản vô giá cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần tích cực vào hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong giai đoạn 1985 - 1992, theo yêu cầu của Cuba, Quân đội nhân dân Việt Nam đã cử nhiều lượt chuyên gia quân sự sang giúp Bộ Các lực lượng vũ trang cách mạng Cuba xây dựng hệ thống phòng thủ các cấp và huấn luyện bộ đội địa phương, dân quân tự vệ nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cùa lực lượng vũ trang cách mạng Cuba.
Để thắt chặt tình đoàn kết của hai dân tộc, hai bên xác định cần tăng cường hơn nữa các cuộc tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước nhằm trao đổi kinh nghiệm; tiếp tục hợp tác chặt chẽ về quốc phòng, an ninh và đối ngoại; tăng cường hợp tác và phối hợp trên các diễn đàn quốc tế, đa phương, nhất là diễn đàn tại Liên hợp quốc; đẩy mạnh hoạt động ngoại giao Nhân dân góp phần làm cho Nhân dân hai nước hiểu nhau hơn nữa, đoàn kết chặt chẽ và ùng hộ nhau trong sự nghiệp cách mạng chung; giáo dục thế hệ trẻ về tình đoàn kết giữa hai dân tộc, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát triển truyền thống giữa hai nước...
Thực hiện các mục tiêu trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, các chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo cấp cao cũng như các đoàn đại biểu của các bộ, ngành tiếp tục được triển khai. Tháng 4/1985, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba, ông Isidoro Malmierca Pcoli thăm Việt Nam, sau đó là chuyến thăm của Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Juan Almeida Bosque vào tháng 12/1985. Tháng 9/1987, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Antonio Rodnguez chính thức sang thăm Việt Nam. Về phía các nhà lãnh đạo Việt Nam có chuyến thăm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (12/1975), sau đó là chuyến thăm của đồng chí Xuân Thủy, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương (1978); Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh (1982); Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu (1984); Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước Võ Văn Kiệt (1985), đặc biệt là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (4/1989)...
Có thể nói, từ năm 1975 đến năm 1991, những chuyến thăm và hội đàm giữa các đoàn đại biểu cấp cao của hai nước chủ yếu là thảo luận và tìm giải pháp tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, nhưng chủ yếu là kinh tế và văn hóa, xã hội.
về kinh tế: Hai bên tích cực trao đổi thương mại thông qua việc xuất, nhập khẩu các hàng hóa phục vụ đời sống dân sinh. Mặt hàng chủ lực của Cuba xuất sang Việt Nam là đường (trung bình 70.000 tấn/năm). Việt Nam xuất sang Cuba các loại hàng hóa: gạo, đỗ các loại, than đá, xe đạp, săm lốp xe đạp, quạt điện, đồ nhựa.
Về văn hóa, giáo dục, y tế: Hai bên tăng cường các đoàn nghệ thuật biểu diễn, trao đổi các loại sách báo, trao đổi kinh nghiệm hoạt động văn hóa nghệ thuật, cử cán bộ mỗi nước sang học tập lẫn nhau. Đặc biệt, lĩnh vực y tế là thế mạnh của Cuba, nên Bạn đã giúp Việt Nam những tài liệu chuẩn hóa về thuốc, về công nghiệp dược và sản xuất thuốc kháng sinh...
Đến cuối những năm 80, đầu 90, thế kỷ XX, một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ đã làm đảo lộn cục diện đời sống chính trị - kinh tế quốc tế. Ở Cuba, từ tháng 10/1990, kinh tế, chính trị lâm vào khó khăn do chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ. Bên cạnh đó, sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đặc biệt là sự tan rã của Liên Xô, đã tác động rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị của Cuba. Trước những khó khăn đó Cuba phải tuyên bố “Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình”. Ở Việt Nam, cuối những năm 80 của thế kỷ XX đã tiến hành đổi mới và bước đầu đạt được những thành tựu, nhưng đất nước vẫn còn nhiều khó khăn...
Bất chấp mọi biến động chính trị, kinh tế, Cuba và Việt Nam vẫn luôn sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Trong bối cảnh quốc tế mới, lãnh đạo và Nhân dân hai nước tiếp tục thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị, quan tâm tăng cường hợp tác, phát huy thế mạnh, tiềm năng để mang lại lợi ích thiết thực cho công cuộc xây dựng và phát triển ở mỗi nước. Trên tinh thần đó, từ năm 1991 đến nay, hai bên đã có nhiều đoàn cấp cao sang thăm lẫn nhau.
Về phía Cuba, các đoàn lãnh đạo cấp cao sang thăm Việt Nam như: Chù tịch Fidel Castro (12/1995 và 2/2003), Bộ trưởng Ngoại giao R.Robaina (3/1999), chuyến thăm của Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Carlos Lage (12/1999), Bộ trưởng Ngoại giao Pilipe Petez Roque (2/2001; 4/2007), Phó Chủ tịch Raul Castro (4/2005), Chủ tịch Quốc hội Ricado Alarcon de Quesada (6/2007), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bruno Rodriguez Parrilla (12/2009), Joaquin Quintas Sola, Thứ trưởng Bộ Các lực lượng vũ trang cách mạng Cuba (9/2012)...
Về phía Việt Nam có các chuyến thăm của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (6/1993), Chủ tịch nước Lê Đức Anh (10/1995), Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (7/1999), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (4/2000; 11/2004), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (2001), Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng (12/2001), Thủ tướng Phan Văn Khải (10/2002), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (8/2003; 3/2006), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (3/2004; 6/2007)... Đặc biệt, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (4/2018), đồng chí đã thay mặt Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam tuyên bố xóa nợ cho Cuba.
Những chuyến thăm cấp cao giữa hai nước là nguồn cổ vũ động viên mới, tô thắm thêm truyền thống hữu nghị sắt son, thủy chung và mở ra những triển vọng tốt đẹp cho quan hệ ngoại giao hai nước, đặc biệt là quan hệ thương mại và hợp tác viện trợ của Việt Nam cho Cuba. Trước những khó khăn của Bạn trong tình hình mới, mỗi năm Việt Nam bán hữu nghị cho Cuba 100.000 tấn gạo và là bạn hàng cung cấp gạo ổn định cho Cuba. Trong các chuyến thăm Cuba của đoàn cán bộ cấp cao, Việt Nam đã tặng Bạn hàng nghìn tấn gạo và nhiều vật chất khác... Mối quan hệ nghĩa tình trước sau như một của Cuba - Việt Nam, Việt Nam - Cuba đã được Thủ tưởng Võ Văn Kiệt khẳng định: “Giờ đây trong lúc khó khăn của CNXH, Việt Nam và Cuba vẫn gan bó thủy chung trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng của mỗi nước và vì CNXH. Đó là tình đoàn kết chỉ có thể có được giữa hai dân tộc cách mạng, giữa hai đảng trung thành vô hạn với chủ nghĩa Mác - Lênin và CNXH”; Chủ tịch Quốc hội Cuba cũng khẳng định: “Trong mọi hoàn cảnh, Cuba luôn có Việt Nam, vì chúng ta là đồng chí, chúng ta là anh em”. Hiện nay, trong quan hệ thương mại, Việt Nam xuất sang Cuba chủ yếu là gạo, dệt may, giày dép, máy tính, đồ điện tử, gỗ và cà phê. Tính đến tháng 1/2018, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai ở châu Á đầu tư vào Cuba, sau Trung Quốc, giao thương giữa hai nước vượt quá 500 triệu đôla Mỹ.
Bên cạnh quan hệ kinh tế, chính trị xã hội thì quan hệ quốc phòng - an ninh giữa hai nước cũng được coi trọng. Trên cơ sở kế thừa mối quan hệ quốc phòng, an ninh trong các giai đoạn trước đây, hai nước cũng cử các đoàn cán bộ cấp cao của Bộ Quốc phòng để hội đàm những vấn đề về xây dựng lực lượng vũ trang; các biện pháp thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai bộ quốc phòng và các vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã trao đổi với Bạn những kinh nghiệm về tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội; kinh nghiệm về chiến tranh Nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; kinh nghiệm liên quan đến các vân đề phòng chống các loại tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, cùng nhau chia sẻ thông tin, hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và khủng bố quốc tế. Hiện nay, quan hệ hợp tác quân sự, quốc phòng giữa hai nước tiếp tục được thúc đẩy. Trên cơ sở thỏa thuận từ những cuộc gặp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước, các cơ quan, đơn vị Bộ Quốc phòng hai bên đã phối hợp triển khai đúng, đủ các nội dung trong những Nghị định thư ký kết về Hợp tác quốc phòng song phương, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị Việt Nam - Cuba đi vào chiều sấu, thiết thực và hiệu quả.
Sự tương đồng về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, về vai trò lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng Cộng sản Cuba và Đảng Cộng sản Việt Nam làm cho hai nước tự nguyện thiết lập quan hệ, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau một cách bình đẳng cùng có lợi. Nhân dịp Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cuba, Đại diện lâm thời Cuba, bà Maria Micacla Ramirez khẳng định: “Ngày nay cũng như ngày hôm qua, hai dân tộc của Jose Marti và Fidel và của Chủ tịch Hồ Chí minh mãi mãi đoàn kết bên nhau bởi sự gắn bó lịch sử và bởi những nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản và quốc tế, sẽ tiếp tục cùng nhau đấu tranh và chia sẻ thăng lợi tiến tới một tương lai tươi sáng, tiến tới việc xây dựng thắng lợi hoàn toàn CNXH và chủ nghĩa cộng sản”. Niềm tin vào sự tất thắng của CNXH sẽ là nguồn động lực để hai nước mãi mãi “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.
NGUYỄN VĂN LƯỢNG Đại tá, TS, Trưởng phòng Kế hoạch, quản lý khoa học và đào tạo, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam |