Quay lại
Lê Đức Anh - Nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn của Việt Nam
Cuộc đời cách mạng sôi nổi, phong phú cùng những cống hiến xuất sắc của đồng chí Lê Đức Anh là một tấm gương sáng về phẩm chất của người cán bộ cách mạng, "tận trung với nước, tận hiếu với dân."
Đồng chí Lê Đức Anh - Người chỉ huy quân sự tài ba, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, dạn dày kinh nghiệm trận mạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả. Trong ảnh: Chân dung đồng chí Lê Đức Anh (1983). (Ảnh: TTXVN) |
Trong nghệ thuật chiến dịch, đề xuất của đồng chí Lê Đức Anh trong chiến dịch Junction City chính là đã tạo ra "thế trận chiến tranh nhân dân trên một địa bàn không có dân" để đánh địch. Phương pháp này đã phát huy hiệu quả và giành thắng lợi to lớn. trong ảnh: Quân giải phóng hành quân đón đánh địch, quyết tâm bẻ gẫy cuộc hành quân Junction City của Mỹ vào vùng giải phóng Tây Ninh (Đông Xuân 66 - 67). (Ảnh: TTXVN) |
Trong trận chiến đấu chống cuộc hành quân Junction City của Mỹ vào vùng giải phóng Tây Ninh, phân đội súng cối 16 đã pháo kích vào quân địch ở Tà Xia tiêu diệt nhiều giặc Mỹ, phá hủy nhiều phương tiện, vũ khí của địch (1967). (Ảnh: TTXVN) |
Công binh quân giải phóng đặt mìn để phá cuộc hành quân Junction City của Mỹ vào cùng giải phóng (1966-1967). (Ảnh: TTXVN) |
Quân dân Tây Ninh liên hoan mừng chiến thắng sau khi bẻ gãy cuộc hành quân Junction City của Mỹ (Đông Xuân 1966-1967). (Ảnh: TTXVN) |
Những ngày đầu trở lại chiến trường miền Nam, với cương vị Tham mưu trưởng Quân giải phóng, đồng chí Lê Đức Anh đã có nhiều đề xuất quan trọng, cùng với cơ quan Tham mưu tích cực tiến hành công tác chuẩn bị cho chiến dịch Bình Giã. Trong hơn một tháng chiến đấu tiến công, chiến dịch đã giành thắng lợi to lớn. Trong ảnh: Xe bọc thép của địch bị quân giải phóng bắn cháy trong trận Bình Giã. (Ảnh TTXVN) |
Các chiến sỹ pháo cao xạ quân giải phóng hạ quyết tâm giành chiến thắng trước giờ ra quân. (Ảnh: TTXVN) |
Một đơn vị quân giải phóng hành quân qua sông đến Bình Giã. (Ảnh: TTXVN) |
Đoàn Bình Giã được vinh dự nhận quân kỳ quyết chiến thắng giắc Mỹ xâm lược do Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc Chính phủ miền Nam Việt Nam tặng thưởng (1966). (Ảnh: TTXVN) |
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đồng chí Lê Đức Anh đảm nhiệm Phó Tư lệnh Chiến dịch kiêm Tư lệnh cánh quân tiến công trên hướng Tây-Tây Nam đánh vào Sài Gòn. Với tài thao lược và kinh nghiệm trận mạc được tích lũy trong suốt hai cuộc chiến tranh giải phóng, đồng chí đã tổ chức lực lượng, xác định các hướng, các mũi tiến công, chỉ huy cánh quân đánh chiếm các mục tiêu theo kế hoạch tác chiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Trong ảnh: Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết-Lộc Ninh, trong đó Trung tướng Lê Đức Anh là Phó Tư lệnh cùng với các Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Đinh Đức Thiện và Trung tướng Lê Trọng Tấn (1975). (Ảnh: TTXVN) |
Dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của đồng chí Lê Đức Anh, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam cùng nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, tái thiết đất nước Campuchia. Trong ảnh: Bộ đội tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia tham gia xây dựng trường học ở ngoại ô thị xã Công pông chư năng (1983). (Ảnh: TTXVN) |
Giao lưu giữa bộ đội tình nguyện Việt Nam với anh Min Chiên (trái) Phó chủ tịch kiêm xã đội trưởng quân dân Xalovia (Campuchia). (Ảnh: TTXVN) |
Quân tình nguyện Việt Nam thuộc Binh đoàn Cửu Long cùng quân đội cách mạng Campuchia trao đổi phương án tác chiến trên thực địa (1983). (Ảnh: TTXVN) |
Quân tình nguyện Việt nam khám bệnh và phát thuốc cho nhân dân nơi đóng quân tại tỉnh Công pông chư năng của Campuchia (1983). (Ảnh: TTXVN) |
Ngày 10/9/1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng để tặng hoặc truy tặng những Mẹ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; đồng thời cũng là để giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ mai sau. Kể từ đó phong trào này được hưởng ứng, rộng khắp trong cả nước. Trong ảnh: Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu chào mừng bà mẹ Việt Nam anh hùng của Hà Nội tại Lễ trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng (1994). (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN) |
Thay mặt lực lượng vũ trang, thiếu tướng Nguyễn Răng gắn kỷ niệm chương cho các mẹ tại Lễ trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Thành phố Hồ Chí Minh (1995). (Ảnh: Tứ Hải/TTXVN) |
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XI gắn huy chương Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho các bà mẹ Hà Nội (1994). (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN) |
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh trao tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho 3 đơn vị và trao 8 Huân chương Quân công hạng Nhất cho cán bộ, chiến sỹ và đại diện các gia đình có người thân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN) |
Dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của đồng chí Lê Đức Anh, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam cùng nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, tái thiết đất nước Campuchia. Trong ảnh: Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh trao tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho 3 đơn vị và trao 8 Huân chương Quân công hạng Nhất cho cán bộ, chiến sỹ và đại diện các gia đình có người thân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN) |
Lễ trao Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý của Nhà nước ta cho quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia trở về nước (1988). (Ảnh: TTXVN) |
Thâu suốt đường lối đối ngoại của Đảng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh có nhiều đóng góp quan trọng trên lĩnh vực đối ngoại của đất nước, nổi bật là việc xúc tiến bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Chủ tịch nước Lê Đức Anh trở thành Nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam đặt chân tới Mỹ. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh đọc diễn văn tại Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Liên hợp quốc tại Mỹ (10/1995). (Ảnh: TTXVN) |
Chủ tịch nước Lê Đức Anh đọc diễn văn trong buổi lễ trao tặng phẩm phiên bản trống đồng Ngọc Lũ của Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc (1945-1995). (Ảnh: TTXVN) |
Nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc (1945-1995), chiều 25/10/1995, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Hoa Kỳ), Chủ tịch nước Lê Đức Anh trao tặng phiên bản trống đồng Ngọc Lũ cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Boutros B. Ghali. (Ảnh: Cao Phong/TTXVN) |
(TTXVN/Vietnam+)